Chat hỗ trợ
Chat ngay
kĩ thuật chăm sóc dưa hấu vào mùa mưa
Cây Dưa Hấu

KĨ THUẬT CHĂM SÓC DƯA HẤU VÀO MÙA MƯA

Posted On Tháng Sáu 11, 2017 at 10:59 sáng by / Chức năng bình luận bị tắt ở KĨ THUẬT CHĂM SÓC DƯA HẤU VÀO MÙA MƯA

Mục Lục Bài Viết >>>

KĨ THUẬT CHĂM SÓC DƯA HẤU VÀO MÙA MƯA


Trước đây, dưa hấu không chỉ trồng được trong mùa nắng, nhưng bây giờ trong mùa mưa nếu trồng đúng kỹ thuật vẫn cho năng suất cao và chất lượng ngon không thua gì dưa mùa nắng. Để đạt được kết quả tốt cần quan tâm những vấn đề sau:

1. Chọn giống:

Giống là một yếu tố rất quan trọng đưa đến thành công khi trồng trong mùa mưa, cho nên cần chọn những giống có đặc tính tốt, thích hợp mùa mưa.

– Chống chịu bệnh trong mùa mưa.

– Lá tương đối dày, lá càng đứng càng tốt để tránh mưa làm rách lá dễ bị nhiễm bệnh.

– Dễ đậu trái, vỏ trái mỏng vừa vận chuyển đi xa tốt.

– Ruột giòn, độ đường từ 12 – 14%.

2. Những biện pháp canh tác cần quan tâm:

Ruộng trồng phải thoát nước tốt không bị ngập khi mưa nhiều.

Nên dùng màng phủ nông nghiệp để:

– Hạn chế cỏ dại, bệnh dại.

– Điều hòa độ ẩm mặt đất, tăng nhiệt độ đất cho bộ rễ phát triển tốt.

– Giữ phân bón không bị rửa trôi và bốc hơi phân.

– Hạn chế việc mao dẫn phèn lên lớp đất giúp rễ phát triển tốt mặt.

Nên dùng màng phủ khổ 1,6 m tránh được dây và trái tiếp xúc với đất ẩm ướt dễ nhiễm các bệnh do nấm từ đất truyền sang. Tùy theo giống dưa khoảng cách khác nhau, như dưa có hạt đào tim mương này cách tim mương kia 4 – 4,5 m (vậy hàng cách hàng 3,6 – 3,8 m, cây cách cây 0,5 – 0,6 m). Dưa không hạt cũng lên liếp giống như trên, nhưng cây cách cây 0,35 – 0,37 m để trái đạt 3 – 4 kg dễ bán và chất lượng tốt.

Nếu sử dụng màng phủ 1,6 m thì chỉ cần xẻ mương nhỏ dọc theo nơi hai mép màng phủ ngoài, để thoát nước.

Liếp nên được làm hơi dốc xuôi từ hàng dưa vào giữa liếp để thoát nước tốt, không đọng nước trên liếp.

Cắt bỏ dây bơi để liếp dưa được thoáng đầy đủ ánh nắng giúp dưa thụ phấn tốt và mầm bệnh ít phát triển.

Thụ phấn:

Dưa trong mùa mưa đậu trái rất khó do mưa làm hư phấn. Để dưa thụ phấn tốt, sau khi thụ phấn dùng lá trâm bầu hoặc loại lá khác quấn lại giống như cái quặn, dùng một que tre ghim chỗ hai mí lá chồng nhau, xong cắm một đầu que tre xuống đất sao cho quặn lá úp che nụ cái vừa mới được thụ phấn để che mưa không làm hư phấn giúp trái đậu tốt.

Cũng có thể vào khoảng 4 – 5 giờ chiều hái những hoa đực vừa chớm nở có thể nở trong ngày mai, dùng khăn nhúng nước và vắt thật khô, trải hoa trên khăn xong dùng khăn khác cũng nhúng nước vắt khô đậy lên, nên giữ khăn ủ ở nhiệt độ từ 25 – 28oC là tốt nhất để hạt phấn sống tốt, sáng hôm sau đem ra thụ phấn.

Tránh để trái dưa bị ngập nước, dưa sẽ dễ bị thúi trái.

Phân bón sử dụng cân đối, nên bón NPK 16-16-8, không nên sử dụng nhiều phân urê và phân bón lá, sẽ làm ruột dưa úng nước, bầm kém phẩm chất.

Rút nước cạn trong mương để đất không bị úng rễ và dây dưa phát triển tốt, nhất là sau khi để trái và giai đoạn dưa chín.

An Giang có diện tích trồng dưa hấu khá lớn, tuy nhiên phần lớn dùng giống dưa hạt rời chất lượng không đảm bảo, như tỉ lệ nẩy mầm thấp, độ đồng đều kém, chất lượng ruốt kém, có nhiều mùa trái bị hỗ lô bán giá thấp. Do vậy bà con nông dân nên chọn giống chất lượng để đạt hiệu quả cao.

Hiện nay trên thị trường có nhiều giống dưa có thể trồng trong mùa mưa. Tuy nhiên, giống dưa Phù Đổng được nông dân ưa chuộng nhất vì có những đặc tính tốt và cũng rất thích hợp trồng trong mùa mưa.

Dưa hấu một trong những loại cây trồng đem lại cho nông dân lợi nhuận cao, tuy nhiên cần am hiểu kỹ thuật để cho năng suất cao mới có vụ mùa bội thu.

https://youtu.be/xL3TfowYsS0

Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033