CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH XÌ GÔM – CHẢY MỦ TRÊN CÂY BƯỞI – Thuốc trừ sâu sinh học,thuốc trừ nấm,thuốc trừ rầy,thuốc diệt chuột
Bệnh xì gôm, chảy nhựa mủ gốc là loại bệnh nguy hiểm và khó trị. Bệnh làm cho cây suy giảm sức sinh trưởng, còi cọc, chết lụi dần nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời. Ngoài cây ăn quả có múi thì bệnh còn gây hại cả trên các cây ăn quả khác như: xoài, nhãn, đu đủ, táo…do đó việc phòng trị chúng đôi khi cũng gặp không ít khó khăn do nguồn bệnh tồn tại khá nhiều trong tự nhiên và phổ ký chủ gây bệnh cũng rất rộng.
Cây Ăn Quả

CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH XÌ GÔM – CHẢY MỦ TRÊN CÂY BƯỞI

Posted On June 21, 2017 at 1:04 pm by / Comments Off on CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH XÌ GÔM – CHẢY MỦ TRÊN CÂY BƯỞI

CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

XÌ GÔM – CHẢY MỦ TRÊN CÂY BƯỞI


Bệnh xì gôm, chảy nhựa mủ gốc là loại bệnh nguy hiểm và khó trị. Bệnh làm cho cây suy giảm sức sinh trưởng, còi cọc, chết lụi dần nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời. Ngoài cây ăn quả có múi thì bệnh còn gây hại cả trên các cây ăn quả khác như: xoài, nhãn, đu đủ, táo…do đó việc phòng trị chúng đôi khi cũng gặp không ít khó khăn do nguồn bệnh tồn tại khá nhiều trong tự nhiên và phổ ký chủ gây bệnh cũng rất rộng.

1. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh xì gôm chảy nhựa mủ ở gốc do chủng nấm Phytophthora sp. gây ra (loài Phytophthora parasiticaPhytophthora citrophthora thường gây bệnh trên các bộ phận trên mặt đất của cây đặc biệt là phần gần sát phía gốc). Các chủng nấm Phytophthora sp. tồn tại rất phổ biến trong tự nhiên ở nhiều loại đất canh tác nông nghiệp từ đất trồng cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp…

2. Đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh

Bệnh thường phát sinh và phát triển mạnh trên những vườn cây ăn quả kém chăm sóc, dinh dưỡng không cân đối, đất thiếu hữu cơ, cây còi cọc chậm phát triển, cây trồng với mật độ quá dày thiếu ánh sáng, vùng đất trũng thấp, thường xuyên ngập nước có độ ẩm cao, khó tiêu nước… bệnh thường phát triển mạnh trong điều kiện mưa ẩm (hoặc vừa kết thúc mưa ẩm chuyển sang nắng ráo), nhiệt độ thích hợp để bệnh phát triển mạnh 18-26oC.

3. Cơ chế phát sinh, phát triển bệnh xì gôm, chảy nhựa mủ

Trong điều kiện tự nhiên thuận lợi (mật độ trồng dày, thiếu ánh sáng, mưa ẩm, kém thoát nước) nấm Phytophthora sp. phát sinh mạnh mẽ và xâm nhập vào cây trồng theo những cách sau:

+ Trong quá trình hấp thu dinh dưỡng và nước của bộ rễ (phần lông hút, phần rễ còn non) chúng tiết ra một số acid hữu cơ (bộ rễ có thể là cộng sinh với một số vi sinh vật) việc này giúp hòa tan dinh dưỡng để thuận lợi cho việc hấp thu dinh dưỡng của cây.

Đôi khi  các chất này lại gây sự “chú ý” hay thu hút các loài nấm bệnh trong số đó có Phytophthora sp. Loài nấm này lúc đầu có thể chưa xâm nhập được ngay vào phần chóp rễ(rễ non), tuy nhiên qua thời gian bộ rễ bị tổn thương cơ giới hoặc bị tuyến trùng hại mà nấm Phytophthora sp. có thể dễ dàng xâm nhập vào bộ rễ sau đó phát triển mạnh rồi lây lan rộng.

+ Các bào tử nấm khi phát triển chúng sẽ xâm nhập qua các vết thương hở của thân cây, vỏ cây phần sát gốc gây. Sau một thời gian chúng phát triển mạnh và gây bệnh.

4. Triệu chứng bệnh

4.1 Triệu chứng bệnh trên lá: Nếu nấm Phytophthora sp. gây hại xuống cả bộ rễ thì biểu hiện rất rõ ràng ở lá lá: lá vàng nhỏ không đều, mất màu xanh của diệp lục, gân lá cũng không còn màu xanh, cây còi cọc chậm phát triển, các đỉnh sinh trưởng khi mới phát sinh thường nhỏ, đôi khi xoăn và chết lụi dần vì “đuối sức” do bộ rễ không thực hiện được chức năng sinh lý (hấp thu nước và dinh dưỡng nuôi cây).

benh-xi-gom-chay-mu-khai-2016.png

4.2 Triệu chứng bệnh trên thân, vỏ cây: Khi mới phát sinh vết bệnh thường bị sũng nước (phần sát gốc), sau đó thối nâu có thể ăn sâu cả vào gỗ và có mùi hôi khó chịu. Khi bệnh nặng vết bệnh phát triển xung quanh phần gốc và có thể lan lên cành cấp 1.

Tại các vết bệnh xuất hiện các dịch nhựa màu vàng (do nấm hại các tế bào vỏ cây làm chúng mất nước và thối nhũn tạo ra dịch nhầy màu vàng). Sau một thời gian dịch vàng này mất nước (bị khô một phần) tạo ra một loại dịch dạng gel có màu vàng sẫm dẻo trông giống như gôm vì thế một số nơi còn gọi là bệnh xì gôm, chảy mủ.

Trong nhiều trường hợp bệnh phát sinh tại cổ rễ rồi lan xuống các chế chính, làm cho các rễ tơ không phát triển được, khiến cho cây còi cọc, khi bệnh lây lan toàn bộ rễ hầu hết các cây này không thể cứu chữa và chúng thường chết lụi dần.

Trên thực tế các nhà khoa học đã phân lập được các loài Phytophthora sp. mỗi dòng chúng sẽ gây ra các loại bệnh đặc trưng và tồn tại ở các bộ phận khác nhau của cây. Chẳng hạn loài Phytophthora nicotianae (P. parasitica) tồn tại phổ biến trong điều kiện á nhiệt đới, gây bệnh thối gốc, chảy nhựa và thối rễ, nhưng ít gây hại trên phần thân cây (chủ yếu gây hại các bộ phận dưới mặt đất như bộ rễ). Loài Phytophthora citrophthora cũng gây hiện tượng chảy nhựa thân và thối rễ, tuy nhiên loài này chủ yếu gây hại các bộ phận trên mặt đất của cây như thân cây, hoa và quả…

5. Cách phòng trị bệnh xì gôm, chảy nhựa mủ

5.1 Kỹ thuật phòng bệnh

+ Bố trí mật độ cây phù hợp với từng dòng, giống cây trồng sao cho phù hợp. Không trồng với mật độ quá dày, cây sẽ đan tán nhau, phần phía dưới gốc thường xuyên thiếu ánh sáng là điều kiện bệnh phát sinh, phát triển mạnh.

+ Thường xuyên cắt tỉa tán thông thoáng, định hình kiểu tán mở cho cây. Phần phía dưới tán nên định kỳ dọn và thu gom cỏ dại, không để cỏ dại phát triển mạnh.

+ Bón phân cân đối và đẩy đủ, không thừa đạm, bổ sung dinh dưỡng trung vi lượng phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của cây. Ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ sinh học (qua lá và gốc). Luôn duy trì ổn định hàm lượng hữu cơ trong đất, đất thiếu hữu cơ sẽ là tiền đề cho bệnh lây lan và phát triển mạnh, bộ rễ kém phát triển.

+ Phun phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, dùng các chế phẩm nano Oxyclorua đồng kết hợp với nano hợp kim bạc đồng (gọi tắt là nano bạc đồng) phun qua lá và quét gốc sau khi thu hoạch.

5.2 Trị bệnh xì gôm chảy mủ

Khi thấy triệu chứng bệnh ở gốc (xì gôm, chảy nhựa mủ) tức là bệnh đã phát triển tương đối mạnh, lúc này phần vỏ cây và gỗ phía trong đã bị gây hại. Do đó bà con cần tiến hành triển khai đồng bộ các biện pháp chăm sóc riêng cho những cây bị bệnh:

+ Trong trường hợp bệnh nặng, ngừng ngay các công việc bón phân nuôi hoa, quả (nếu cây đang trong thời kỳ ra hoa đậu quả, nuôi quả). Việc bón phân qua lá hoặc rễ lúc này chỉ làm tình trạng bệnh trở lên phức tạp hơn. Nếu bệnh nhẹ, cây còn sức sinh trưởng nên chọn các loại phân hữu cơ sinh học, bón lượng ít, chia theo từng giai đoạn để bón.

+ Tại những phần vỏ cây bị bệnh bà con tiến hành các bước xử lý sau đây:

Bước 1: dùng dụng cụ chuyên dụng chà xát, cạo sạch lớp vỏ đã bị bệnh (làm sạch bề mặt vỏ cây). Phơi nắng cho khô, trong trường hợp nếu thời tiết bất lợi (không nắng, mưa ẩm kéo dài, cây bị bệnh nặng) cần xử lý ngay phải dùng khăn khô lau sạch nước, hoặc dùng máy sấy sấy khô phần vỏ cây kết hợp dùng cây gậy nhỏ một đầu quấn vải khô có thẩm dầu (tạo thành ngọn đuốc nhỏ) đốt và hơ nhẹ vết bệnh cho khô kiệt nước và sạch ẩm (những phần vỏ cây khô vừa cạo, có vết sần sùi có thể đốt cháy ở mức độ tương đối).

Bước 2 (rất quan trọng): dùng chế phẩm dạng nano bạc đồng có kích thước siêu nhỏ diệt nấm Phytophthora sp. Cụ thể liệu trình thực hiện như sau:

Ngày thứ nhất: Dùng chế phẩm nano Oxyclorua đồng 10.000ppm dạng đậm đặc không pha loãng quét trực tiếp lên vết bệnh, một ngày 2 lần vào sáng/chiều.

Ngày thứ hai: Dùng chế phẩm nano hợp kim bạc đồng 500/500ppm kết hợp với chế phẩm nano bạc 500ppm pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:2(hoặc 3) quét trực tiếp lên vết bệnh, quét ngày 2 lần vào sáng/chiều như trên.

Ngày thứ ba: Làm giống ngày thứ nhất

Ngày thứ tư: Làm giống ngày thứ hai

Cứ như vậy làm liên tiếp và so le theo công thức trên liên tục trong 5-10 ngày. Trước mỗi lần quét thuốc lại dùng khăn lau khô vết bệnh.

Lưu ý: Trong quá trình sử dụng chế phẩm nano Bạc đồng và nano Oxyclorua đồng nên bổ sung thêm chế phẩm AKH SUPER500 để tăng khả năng diệt nấm bệnh (hiệu quả triệt để, tránh tái phát).

Yêu cầu kỹ thuật:

+ Trước khi quét chế phẩm nano Oxyclorua đồng và nano bạc đồng hãy đảm bảo rằng vết bệnh được lau khô, không ẩm.

+ Vết bệnh trong quá trình xử lý phải thông thoáng, không được bưng kín. Rất nhiều bà con trong quá trình xử lý vết bệnh đã dùng vôi và đồng (thuốc bordeaux) quét lên thân cây tạo thành những lớp (mảng) thuốc dày đặc, ban đầu sau khi xử lý không thấy chảy nhựa mủ tưởng như đã khỏi tuy nhiên việc quét lớp thuốc dày chỉ làm ngưng chảy nhựa mủ ra bề mặt vỏ cây từ 1-2 ngày tạm thời, thực chất bên trong nấm bệnh vẫn “âm thầm” phát triển.

Sau nhiều ngày bệnh vẫn phát triển và đùn ra những dịch mủ dạng gel ngay trên bề mặt vỏ cây mặc dù vẫn quét thuốc bordeaux đều đặn. Các lớp thuốc dày đặc càng khiến cho các lớp quét thuốc sau không thấm được trực tiếp vào bên phía trong thân cây.

xi-gom-chay-mu

Sai lầm của bà con khi xử lý các chế phẩm thuốc không đúng cách, hình ảnh trên cho thấy nấm Phytophthora sp. vẫn phát triển, nhựa mủ vẫn chảy ra từ vỏ, thân cây mặc dù vẫn quét thuốc đều đặn

Ưu điểm của các dòng sản phẩm công nghệ nano:

+ Sản phẩm không độc hại, không có mùi sốc khó chịu như các dòng thuốc BVTV hóa học khác.

+ Hiệu quả diệt nấm khuẩn nhanh và mạnh. Các hạt nano bạc đồng, nano oxyclorua đồng có kích thước vô cùng nhỏ (10-15nm) nên chúng dễ dàng thẩm thấu vào trong thân cây giúp diệt nấm khuẩn triệt để theo cơ chế đặc thù (nano bạc đồng, nano oxyclorua đồng không gây ra hiện tượng kháng thuốc).

Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033

Nguồn: NanoTech