KĨ THUẬT TRỒNG CẢI NGỌT CAO SẢN TẠI NHÀ – Thuốc trừ sâu sinh học,thuốc trừ nấm,thuốc trừ rầy,thuốc diệt chuột
cach-trong-cai-ngot-rau-sach-tai-nha-cho-be
Quy trình sử dụng thuốc BVTV

KĨ THUẬT TRỒNG CẢI NGỌT CAO SẢN TẠI NHÀ

Posted On June 26, 2017 at 8:42 pm by / Comments Off on KĨ THUẬT TRỒNG CẢI NGỌT CAO SẢN TẠI NHÀ

KĨ THUẬT TRỒNG CẢI NGỌT CAO SẢN TẠI NHÀ


Gia đình bạn rất ưa ăn cải ngọt. Vậy tại sao không “hô biến” khoảng sân trống trước nhà thành vườn cải ngọt xanh mơn mỡn bằng cách trồng rau sạch hiện đại tại nhà.

Trước khi mình chia sẻ cho bạn cách trồng rau sạch tại nhà, mình sẽ điểm qua sơ lược về cây cải ngọt. Cải ngọt thuộc họ thân thảo, tròn, cao từ 50 cm đến 100 cm. Theo đông y, cải ngọt có tính ôn hòa, lợi trường vị, làm đỡ tức ngực, tiêu thực hạ khí…

Nếu bạn thường xuyên ăn cải ngọt thì có thể chữa được các chứng ho, táo bón. Đồng thời, cải ngọt còn hỗ trợ khá tốt trong việc phòng ngừa bệnh trĩ, ung thư ruột kết, ung thư gan và xơ cứng gan. Thật tuyệt vời đúng không?

Cải ngọt tuy nhỏ nhưng lợi ích đem lại không hề nhỏ đúng không nào. Còn chần chờ gì nữa mà bạn không áp dụng phương pháp trồng rau sạch tại nhà để “hô biến” vườn cải ngọt sạch trên khoảng sân trống nhà bạn.

Cải ngọt có thể trồng quanh năm, nhưng để cải ngọt cho năng suất cao bạn nên trồng vào mùa khô. Còn nếu trồng vào mùa mưa thì bạn phải làm giàn che chắn và thường xuyên theo dõi sâu hại cho cây.

1/ Chuẩn bị đất, chậu trồng và hạt giống

Mua hạt giống: trên thị trường có rất nhiều loại hạt giống cải ngọt như cải ngọt cao sản Vino, cải ngọt xanh thường, cải ngọt cọng xanh cao sản,….

Bạn có thể trồng cải ngọt trực tiếp ra đất, nhưng phải đảm bảo đất giữ ấm tốt và thoát nước tốt. Còn đối với riêng mình, do khoảng sân ngoài hẹp lại tráng xi măng nên mình tận dụng những thùng xốp bỏ đi để trồng cải ngọt.

Nếu bạn nào nhà không có thùng xốp thì bạn có thể tìm mua thùng cũ tại những quầy trái cây, hoa quả. Theo như mình biết thì giá thùng xốp dao động từ 20.000đ đến 50.000đ một thùng tùy vào kích cỡ mà bạn mua. Ngoài ra, dùng chậu có đường kính từ 30 cm trở lên cũng được nữa.

Công việc tiếp theo là chuẩn bị giá thể. 

2/ Xử lý hạt:

Do vỏ hạt cải ngọt khá cứng nên thường phải ngâm nước để giúp vỏ mau nứt và thời gian nảy mầm nhanh. Tốt nhất là bạn nên ngâm hạt giống từ 4h-6h trong môi trường nước ấm (pha 2 sôi 3 nguội).

Sau khi ngâm xong, bạn rửa sạch hạt rồi để ráo trong rổ 8h, đặt rổ nơi thoáng mát và tối . Trong quá trình để ráo bạn nên xốc hạt để hạt khô ráo đều. Trải qua thời gian tám tiếng là hạt của bạn sẽ nứt ra, nhú nanh trắng là bạn có thể gieo hạt được rồi.

3/ Gieo hạt & chăm sóc:

Đầu tiên bạn nên chú ý đến độ dày (10cm) của lớp giá thể dinh dưỡng, vì thân cải ngọt cũng khá to nếu lớp giá thể mỏng quá thì cây không bám chặt được giá thể, giảm khả năng rễ cây hút nước và khoáng chất. Thêm một lý do nữa là cây sẽ dễ bị đổ đấy nhé, xây nền không vững thì càng lên cao, càng dễ đổ.

Tiếp theo là khâu gieo hạt, bạn nên gieo hạt dưới lớp đất 0,5cm. Sau khi gieo xong bạn phủ hạt bằng lớp đất như vậy để bảo vệ hạt trước sự phát tán của gió, đồng thời ngăn cản hạt giống của các bạn trở thành “miếng mồi” ngon của bọn sinh vật gây hại.

Bạn có thể gieo theo kiểu tra hạt trên nương, đào lỗ cách nhau 5cm, để khi cây của bạn lớn lên có thể thoải mái sinh trưởng. Mỗi lỗ bạn cho từ 2-3 hạt vào. Sau đó dùng bình xịt nhựa tưới phun sương để làm ẩm và mềm đất. Bạn nên dùng một tấm bìa đậy lại nhưng bạn nên lưu ý chừa khoảng hở nhỏ cho không khí lưu thông tránh nấm mốc phát triển gây hại cho cây.

Cải ngọt là cây ngắn ngày, lại rất “háo nước”, do vậy khi trồng rau sạch này ở nhà bạn cần phải giữ ẩm thường xuyên. Tốt nhất là sau khi trồng, bạn nên thường xuyên tưới cây mỗi ngày một đến hai lần. Hoặc nhiều hơn nếu bề mặt đất trồng bị khô.

Sau khi những “bé” cải ngọt của bạn ra lá, thì bạn có thể bắt đầu cho các bé “ăn dặm” là vừa. Một khẩu phần ăn bổ sung đạm cá, sẽ giúp cung cấp dinh dưỡng cho cải ngọt phát triển nhanh, đồng thời tăng khả năng đề kháng cho cây. Bạn nên bón phân 2 lần/tuần, nên phun đều lên cả lá và gốc rau.

Ngoài ra, cải ngọt ở giai đoạn này rất cần nước nên bạn phải tưới nước 2 lần/ ngày cho cây. Thêm vào đó, bạn có thể thêm vào khẩu phần ăn của cây bằng cách kết hợp bón phân bón lá một lần một tuần để bổ sung các vi chất khác cho cây rau phát triển tốt, lưu ý bạn nên bón phân vào lúc chiều mát khi nắng đã tắt, thời điểm 5-6h chiều là tốt nhất.

4/ Phòng trừ :

Côn trùng gây hại: 

+ Đối với nhóm miệng nhai như: sâu tơ, sâu khoang, bọ nhảy, sâu đục ngọn,… các bạn có thể dùng những loại thuốc sâu sinh học như: Exin 2.0SC, Sokupi, Dibonin, ….

+ Đối  với nhóm chích hút như: rầy mềm, rầy xanh, bọ trĩ,… các bạn có thể dùng những loại thuốc sâu sinh  học như: Exin 2.0 SAT, Polytrin, Vibamec,…

Bệnh (do nấm và vi khuẩn) gây hại:

+ Bệnh do tác nhân là nấm gây ra như bệnh chết cây, đốm lá,… các bạn có thể dùng một số loại thuốc sau: Validan, Carban, Carbenzim,…đặc biệt các bạn có thể dùng một số loại thuốc trừ bệnh sinh học như: E

+ Bệnh do tác nhân là vi khuẩn gây ra như bệnh thối nhũn, cháy bìa lá,… các bạn cso

5/ Thu hoạch:

Sau 30-35 ngày là bạn có thể thu hoạch. Bạn có thể thu hoạch liên tục trong vòng 1-2 tháng thường xuyên nếu cứ hái dần các lá lớn, chừa lại đọt để cây tiếp tục phát triển. Bạn nên lưu ý điều này! Sau mỗi lần thu hoạch lá, bạn lại bổ sung đạm và phân hữu cơ vi sinh (như parker neem soil, pellet ken,…) ngay cho cây hồi sức.

Mình tin rằng, những món ăn được nấu từ những nguyên liệu bạn trồng giống như một sợi dây vô hình gắn kết mọi thành viên trong gia đình bạn với nhau.

Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033

Nguồn: tổng hợp từ internet và kinh nghiệm.