Để công việc xử lý cây giống trở nên thuận tiện và đạt hiệu quả cao, trước khi xử lý chúng ta cần phải chuẩn bị một số dụng cụ trang thiết bị sau:
1. Hóa chất xử lý nấm bệnh.
1.1.1. Thuốc Dithane M- 45 80WP
+ Hoạt Chất: Mancozeb………… 800 g/kg
Dithane M – 45 80WP chứa hoạt chất Mancozeb là thuốc trừ bệnh phổ tác động rộng nhất so với tất cả các loại thuốc hiện nay. Thuốc có cấu trúc rất mịn nên phân tán đều và bám dính tốt trên bề mặt lá. Ngoài ra nhờ áp dụng công nghệ NEOTEC chứa chất phụ gia độc đáo, giúp chống lại sự rửa trôi do mưa hay nước tưới mạnh, từ đó thuốc bảo vệ cây trồng lâu hơn va hữu hiệu hơn.
– Dithane M – 45 80WP là thuốc trừ nấm bệnh dạng tiếp xúc, phổ tác động rộng trên nhiều loại cây trồng, phòng trừ các bệnh: xử lý nấm bệnh trên cây con giống và hoa cây cảnh.
+ Hướng dẫn sử dụng:
– Pha 30 – 40 g/bình 8 lít, phun ướt đều 2 mặt lá bông trái.
– Phun khi bệnh vừa xuất hiện, có thể phun lặp lại 7 – 10 ngày nếu cần thiết.
– Pha thuốc S0 – 40 g/10 lít nước để ngâm xử lý cây giống.
1.1.2. Thuốc Trichoderma sp
+ Hoạt Chất: Nấm đối kháng Trichoderma spTrichoderma là chế phẩm sinh học có tác dụng đối kháng với các nấm bệnh như Fusarium sp, Rhizoctinia, Phytophtora…
+ Hướng dẫn sử dụng: Pha thuốc 40 – 50 g/10 lít nước để ngâm xử lý cây giống.
1.1.3. Thuốc Ridomil Gold 68WP
+ Hoạt chất: Ridomil 72WP là sản phẩm có chứa 2 hoạt chất gồm Metalaxyl (8%) và Mancozeb (64%).
– Ridomil Gold là dạng bột siêu mịn, có độ tinh khiết cao giúp cho thuốc có thể dễ dàng hoà tan trong nước cũng như phân bố hết sức đồng đều trên bề mặt của cây trồng sau khi được xử lý.
– Thuốc có tác dụng phòng ngừa các loại bệnh do nấm Phytophtora gây ra.
+ Hướng dẫn sử dụng: Pha 20 – 30g/10 lít nước để ngâm xử lý cây giống.
1.1.4 . Chất kích thích ra rễ: Kích thích tố ra rễ.
a. Acide indolacetic AIA.
b. Acide naptalenacetic ANA.
c. Acide indolbutiric AIB.
– Các loại acide, trên thừơng chỉ dùng với nồng độ từ 0,1 ppm đến 10 ppm để kích thích ra rễ sau khi tách chiết trồng, hoặc cho cây con mới mua về trồng.
– Lưu ý: Dung dịch ppm có được bằng cách lấy 100mg chất AIA pha trong một lít nước, ta có dung dịch 1/10.000. Bây giờ hãy lấy 10ml dung dịch này pha trong 1 lít nước, ta sẽ có dung dịch 1ppm.
– Thuốc bột Root one: Một chế phẩm mới được rất nhiều người trồng lan sử dụng là thuốc Rootone (250K/1 lọ) nhập khẩu của USA, nó là một dạng Hormone kích thích ra rễ, kích thích sinh trưởng + thuốc nấm. Sau khi cắt vát củ bị thối, trét bột thuốc vào đó, chấm vào đầu rễ và giâm lại vào giá thể trồng.
– Thuốc ra rễ cực mạnh Olanfa 1: Đây là một loại thuốc kích thích ra rễ cự mạnh đối với các loại cây trồng, trong đó để kích thích quá trình ra rễ mới của cây lan chúng ta cũng có thể dùng loại này để xử lý.
2. Dụng cụ cân, đo, pha chế hóa chất: Cân điện tử hóa chất loại nhỏ, dụng cụ đong nước và thuốc, các dụng cụ cần thiết khác như rổ rá, xô, chậu, găng tay….
3. Dụng cụ phun xịt hóa chất.
4. Các loại cây giống cần xử lý.
B. Xác định liều lượng, nồng độ hóa chất xử lý
Công thức tính lượng thuốc thương phẩm cần pha theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất:
C%: Nồng độ thuốc cần pha để phun
m: Lượng thuốc thương phẩm cần cân hoặc đong để pha chế
V: Thể tích nước để pha chế
C. Xử lý thuốc cho cây giống
1. Đối với các giống lan nuôi cấy mô
* Chọn cây con:
– Chọn cây giống trong chai trung bình từ 4cm cho tới 6cm. Đặc biệt không nên tham những cây đã quá cao vì những cây này đã quá lứa (cấy mô để quá lâu, chất dinh dưỡng trong chai đã hết, cây bị chai, sau này đem ra ngoài sẽ phát triển chậm hơn cây bình thường). Chọn cây giống có bộ rễ trắng, rễ càng mập và càng ngắn thì tốt.
* Lấy cây con ra khỏi chai :
– Dùng móc sắt móc cây con ra khỏi chậu, hết sức bình tỉnh và thực hiện thao tác một cách chính xác, nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương các lá non.
– Nếu trường hợp đặc biệt thì có thể đập bể chai giống, nhưng trường hợp này chỉ dùng khi không thể lấy cây con ra mà thôi, vì khi đập bể chai rất dễ làm tổn thương lá non.
– Dùng nước thường (không nóng, không lạnh), đặc biệt là không cần dùng các hoá chất tẩy rửa. Nhẹ nhàng rửa sạch cây con cho tới khi vuốt phần rể cây thấy không còn nhớt nữa. Sau đó vớt cây con lên, để lên rỗ nhựa, đặt nơi mát, thoáng gió để cây mau khô (không đem phơi nắng nhé).
* Tiên hành xử lý cây con:
Bước 1: Pha hóa chất xử lý
– Pha thuốc xử lý nấm bệnh bằng thuốc Rhidomil Gold 68WP với nồng độ 20 – 30 gam thuốc thương phẩm/10 lít nước. Pha riêng ra 1 chậu.
– Pha thuốc kích thích ra rễ bằng thuốc Root one với nồng độ 10ppm. Pha riêng ra 1 chậu.
Bước 2: Nhúng cây giống vào dung dịch thuốc
– Đầu tiên chúng ta tiến hành nhúng cây con giống vào trong dung dịch xử lý nấm bệnh trong vòng 2 phút sau đó vớt ra chuyển sang dung dịch kích thích ra rễ.
– Khi cho cây giống vào dung dịch kích thích ra rễ chúng ta lưu ý chỉ cho phần rễ cây vào trong dung dịch mà không cho cả cây vào trong dung dịch, thời gian xử lý trong loại dung dịch kích thích ra rễ chỉ khoảng 10 – 20 giây là được.
Bước 3: Vớt cây lan giống ra ngoài
– Sau khi xử lý cây lan giống qua các dung dịch xử lý, chúng ta tiến hành vớt cây lan ra khỏi chậu để vào một cái rổ, mục đích cho cây lan khô nước và tiến hành trồng ngay vào giá thể để cho cây sinh trưởng và phát triển.
2. Đối với các giống lan tách chiết
Đối với các loại lan nhân giống bằng phương pháp tách chiết cây công việc xử lý cây trước khi đem trồng sang chậu mới là hết sức quan trọng. Xử lý cây nhằm tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, công tác phòng chống một số loại bệnh ngay từ giai đoạn ban đầu rất cần thiết cho tất cả các loại lan.
Bước 1: Chọn các chậu lan đủ tiêu chuẩn tách chiết
– Chậu lan đủ tiêu chuẩn tách nhánh là những chậu cây sinh trưởng phát triển tốt. Khóm lan phải có từ 3 – 5 nhánh, nếu chỉ có 1 – 2 nhánh cây có thể chết vì không đủ sức, những nhánh non dù có mọc ra cũng khó lòng có hoa được, các nhánh của cây có từ 2 – 5 rễ.
Bước 2: Tách nhánh
– Tách nhánh, ngâm chậu lan vào nước 15 phút cho rễ mềm, gỡ cây ra khỏi chậu, dùng dao thật sắc, dao phải được khử trùng bằng cồn, tách từng 3 giả hành thành 1 đơn vị với những cây quí người ta 1 giả hành, nếu ta chưa có nhiều kinh nghiệm thì không nên. (Với cây vũ nữ có thể tách từng giả hành). Sau khi cắt bôi vôi vào vết cắt, đưa cây vào chỗ mát (s lớp lưới), sau s ngày khô vết cắt tưới nước bình thường, thấy cây ra rễ lấy trồng vào chậu.
– Thời gian tách nhánh tốt nhất là sau khi hoa tàn hay trong mùa hè. Không nên tách vào cuối mùa thu hay mùa đông.
Bước 3: Trồng nhánh vào chậu mới
– Khi trồng xong nên để cây ở nơi mát mẻ có độ ẩm cao cho đến khi rễ non phát triển mới chuyển dần ra nơi có ánh sáng phù hợp. Sau khi trồng i – 2 ngày không cần tưới nước ngay vì dễ bị thối cây. Phải thường xuyên quan sát xem giá thể còn đủ độ ẩm hay đã khô. Cần tưới nước dưới dạng phun sương. Khi rễ c ây phát triển đều mới mới bón phân.
– Nhiệt độ cao làm tăng sự phát triển dinh dưỡng ở cây lan. Vào mùa nắng, nên tăng lượng phân bón cho cây để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Không nên để cây ở nơi thiếu ánh sáng vì nó sẽ sinh trưởng kém.