KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ỚT – Thuốc trừ sâu sinh học,thuốc trừ nấm,thuốc trừ rầy,thuốc diệt chuột
ky-thuat-trong-gi-ong-ot-cay-chi-thiên-108
Mô hình nông nghiệp

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ỚT

Posted On August 19, 2017 at 7:43 am by / Comments Off on KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ỚT

CHỌN GIỐNG:

Giống phải có tính thích nghi cao với từng mùa vụ. Hiện nay, vụ Hè Thu có thể chọn giống ớt lai Hai mũi tên đỏ số 207, giống CN 225 đề kháng khá tốt với bệnh thán thư – nổ trái, vụ Đông Xuân có thể chọn giống P22, P34 vỏ trái dầy, màu đẹp, năng suất 10 – 15 tấn/ha tùy vùng đất, tùy điều kiện canh tác.

KỸ THUẬT TRỒNG:

Thời vụ:

  • Vụ sớm: gieo T8 – T9, trồng T9 – T10, thu hoạch T12 – T1 đến T4 – T6 năm sau.

  • Vụ chính (Đông Xuân): gieo T10 – T11, trồng T11 -T12, thu hoạch T2- T3 trở đi.

  • Vụ mưa (Hè Thu): gieo T4 – T5, trồng T5 – T6, thu hoạch T8 – T9 trở đi

Chuẩn bị cây con trong bầu, khay: Trộn 1 đất + 1 phân chuồng ủ hoai + 0,5 tro trấu cho vào bầu/khay và gieo hạt vào chăm sóc, che nắng, phòng trừ sâu bệnh nhất là bọ trĩ chích hút làm lây lan bệnh virus. Cây con đạt 5 – 6 lá thật (30 – 35 ngày) có thể mang ra trồng, nếu có màng phủ có thể trồng sớm hơn (20 – 25 ngày tuổi).

Xử lý đất lên liếp: Nếu trồng trên đất ruộng thấp: Trước khi trồng nên đưa nước vào ngập ruộng 10 cm, rải 100 kg vôi càn long cho 1.000 m2. Ngâm khoảng 7 – 10 ngày, sau đó tháo nước ra và tiến hành lên liếp. Liếp cao 30 – 50 cm, mặt liếp rộng 70 – 80 cm, liếp cách liếp 1,2 m tính từ giữa liếp.

Khoảng cách trồng: có thể trồng hàng đơn để tận dụng cây tái sinh hoặc trồng hàng đôi.

  • Trồng hàng đơn: cây cách cây 40 cm.

  • Trồng hàng đôi: cây cách cây 40 cm, hàng cách hàng 50 cm.

Nên phủ bạt trước khi đặt cây để hạn chế sâu bệnh, cỏ dại và giữ kết cấu đất luôn tơi xốp cho rễ mọc khỏe về sau.

Tỉa cành: tỉa bỏ tất cả những cành mọc phía dưới chảng ba, tạo điều kiện thông thoáng, đủ ánh sáng bên dưới tán cây để hạn chế mầm bệnh tấn công. Khi có cành, lá, trái bị sâu bệnh xâm nhiễm cũng nên mạnh dạn cắt bỏ và đem ra khỏi ruộng thiêu huỷ để tránh lây lan.

IMG 1028

BÓN PHÂN (liều lượng cho 1.000m2)

Phân bón gốc:

  • Bón lót: 1 – 1,5 tấn phân chuồng ủ hoai + 20 kg phân N.P.K 16-16-8 + 1 kg HỢP TRÍ Super Humic + 2 kg Micromate (trung vi lượng) + 2 kg Basudin 10 H.

  • Bón thúc lần 1 (25 – 30 ngày sau trồng): 30 kg N.P.K 16-16-8 + 1 kg HỢP TRÍ Super Humic.

  • Bón thúc lần 2 (45 – 50 ngày sau trồng): 30 kg N.P.K 16-16-8 + 5 kg Ure + 5 kg Nitrabor.

  • Bón bổ sung khi đang thu hoạch trái: 20 kg N.P.K 16-16-8 + 250 g HỢP TRÍ Super Humic ngâm chung để tưới 5 – 7 ngày 1 lần (có thể trộn chung để rắc vào giữa 2 cây ớt nếu không phủ bạt).

Phân bón lá:

  • Ngoài các lần bón phân thúc chính thức nên dùng phân bón lá nhằm mục đích bổ sung những dưỡng chất cây đang thiếu hoặc khó hấp thu qua rễ để giúp cây sinh trưởng khỏe, chắc chắn, cho năng suất cao nhưng trái có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, đồng thời cũng tăng sức đề kháng với sâu bệnh hại và điều kiện thời tiết bất lợi.

  • Tránh lạm dụng các chất kích thích tăng trưởng hoặc phân bón lá có chất kích thích tăng trưởng nhất là khi cây đang nuôi trái, vì cây sẽ dễ mẫn cảm với bệnh hại và làm giảm phẩm chất trái.

  • Ngày thứ 7 và ngày thứ 14 sau khi trồng: phun Hydrophos liều 50 ml/bình 16 lít, giúp cây chống đén, cây thành thục và ra hoa sớm, ra hoa đồng loạt.

  • Ngày thứ 20 và ngày thứ 27 sau trồng: phun Bud Booster, có chứa kẽm, ma-nhê, bo nhằm tăng khả năng quang hợp, thúc ra tược và dưỡng lá, cây có bộ tán sum suê nhưng cứng chắc, lá xanh bền, tăng đề kháng với bệnh hại. Liều lượng 20 g/bình 16 lít.

  • Ngày thứ 30 và 37 sau trồng: phun Bortrac (20 ml/bình 16 lít) giúp cây thụ phấn và đậu trái tốt, không bị rụng cù nèo.

  • Khi trái đang phát triển: cây cần rất nhiều can-xi và kali để tạo trái có vỏ dầy, cứng chắc, nặng cân, mẫu mã đẹp, ít úng thối, phòng ngừa nổ trái, nứt trái. Phun 2 loại phân bón lá Caltrac + HỢP TRÍ HK 7-5-44+TE (15 ml + 40 g/bình 16 lít), 5 – 6 ngày/lần phun.

PHÒNG TRỊ BỆNH:

Sử dụng thuốc phòng bệnh:

  • Phòng bệnh hại rễ: sau khi đặt cây 10 – 15 ngày dùng thuốc Norshield 86.2WG pha liều lượng 16g/ 16 lít nước hay Eddy 72 WP (50 g/16 lít nước) để tưới hay phun vùng rễ ớt.

  • Phòng bệnh bộ phận cây trên mặt đất: phun thuốc sớm khi thời tiết thay đổi hoặc phun định kỳ 7 – 10 ngày/1 lần. Sử dụng luân phiên 1 trong các loại thuốc như sau: Eddy 72 WP (50 g/bình 16 lít), Agri-Life 100SL (15 ml/bình 16 lít).

  • Phòng bệnh thán thư thối trái ớt: Norshield 86.2WG (Đồng Đỏ) + Caltrac (25 g + 15 ml/bình 16 lít).

  • Phòng bệnh sương mai, thối ngọn, thối trái: Eddy 72 WP (50 g/bình 16 lít)

Sử dụng thuốc trừ bệnh:

  • Khi cây đã có triệu chứng nhiễm bệnh như thối trái, nổ trái, đốm lá, thối cành… điều trước tiên cần phải làm là vệ sinh ruộng ớt bằng cách cắt và thu gom bớt thân, cành, lá, trái bị bệnh đem ra khỏi ruộng thiêu huỷ hoặc chôn vùi để tránh mầm bệnh lây lan. Sau đó phun thuốc với liều tấn công 5 – 7 ngày một lần và phun liên tiếp 2 – 3 lần/1 đợt bằng cách phun luân phiên các loại thuốc Agri-life 100SL (15 – 20 ml/bình 16 lít); Eddy 72WP (50 g/bình 16 lít)

Ngoài ra nếu phát hiện trên ruộng có một số cây có triệu chứng khựng lại, lá non biến dạng, đổi màu, gân nổi rõ (bà con hay gọi là lá da lợn), kể cả trái non cũng biến dạng thì nên nhổ ngay để loại bỏ nguồn bệnh vì đây là bệnh do côn trùng chích hút truyền virus không có thuốc trị.

PHÒNG TRỪ SÂU HẠI:

Đối với sâu đất, sâu ăn lá, sâu đục trái hoặc rầy mật, bọ trĩ, bọ phấn, bà con có thể sử dụng luân phiên một trong các loại thuốc như sau: Brightin 1.8EC, Actimax 50WG, Thiamax 25WDG, Secure 10EC, Ammate,… liều lượng xem trên bao bì.

Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033