CÁCH XỬ LÝ ĐỂ TIÊU RA HOA NHIỀU VÀ HẠN CHẾ HIỆU TƯỢNG RỤNG HOA RỤNG TRÁI
-
Cách xử lý ra nhiều hoa đồng loạt, không bị rụng
Biểu hiện cây cho hoa nhiều, ít rụng lá sau hái: còn khoản 40-60% lá (cây rụng lá nhiều là biểu hiện không bình thường: có thể bị suy kiệt, mất sức, thiết nước hoặc nhiễm bệnh), lá hơi úa, màu hơi nhạt không tươi đen, không bóng mượt; lá vừa thon-dài, không tròn. Bảng dưới:
Biểu hiện cây dễ làm trái, dễ cho trái |
Biểu hiện cây khó làm trái, Khó cho trái |
Đọt non không phát triển trước-sau thu hoạch |
Đọt non phát triển mạnh trước sau thu hoạch |
Lá rụng 40-60% (cây rụng lá nhiều cây yếu: dễ có trái nhưng dễ chết) |
Lá không rụng còn hơn 80% |
Lá suông; dài, màu xanh nhạt hơi vàng |
Hơn 40%:Lá xanh sậm, tròn, bầu, dày (lá trầu) |
Nhìn tổng thể từ xa cây hơi mất sức |
Nhìn từ xa cây rất sung sau thu hoạch |
Cây rụng hết lá không nên kích hoa nhiều; chỉ tập trung phục hồi rễ- đất- ngừa bệnh cho cây |
Cây quá sung là biểu hiện thừa phân, ngoài việc khó làm trái: các cây này dễ bị nhiễm bệnh chết nhanh. |
Các biện pháp làm cho tiêu ra hoa đồng loạt, đậu nhiều chống rụng:
Các yếu tố giúp ra hoa nhiều và đồng loạt, Ngừa rụng:
a) Cây đủ sức: không bị suy, không nhiễm bệnh, rễ không bị hư, được hỗ trợ dinh dưỡng đầy đủ trước khi thu hoạch, khi đang nuôi trái.
b) Tỉ lệ C/N trong cây cao: Không để cây quá sung sau thu hoạch, giảm lượng nước tưới trước khi vào mùa mưa, tưới 30 % lượng bình thường (không để quá khô, cây sẽ bị suy kiệt sức). tránh không nên rải các loại phân(nhiều đạm-N, P như chuyên dùng mùa khô) làm lá bầu tròn (như lá trầu).
c) Rải phun đủ các dưỡng chất giúp phân hoá mầm hoa: cung cấp dưỡng chất đa lượng P- K, Vi lượng Bo Co, Mo.
Biện pháp kích thích ra hoa phù hợp với thời tiết: chuẩn bị từ giai đoạn đang nuôi trái vụ trước, Kết hợp nhiều cách: rải phân, giảm tưới nước; canh thời điểm thích hợp để xiết nước, đợi cho đến khi mưa đều sau đó tưới lại kết hợp rải phân, phun qua lá, nên chia làm 02 giai đoạn:
a – Giai đoạn Ức chế tăng tỉ lệ C/N trong cây, giúp phân hoá mầm hoa: trước thu hoạch 2 tháng và ngay sau thu hoạch, trước khi vào mùa mưa 20-30 ngày, áp dụng cho cây sau thu hoạch còn quá sung: đâm tược –lá non, lá nhiều, dày, Lá bóng mượt; lớn.
– Phun Kali Bo Đậm Đặc HITECH: 7N-5P-44K+ 0.8Ca+1.5Mg+1.5S+ 500Bo+400Mn+ 400Fe +100Cu +400Zn+50Co+20Mo liều cao trước thu hoạch (phun các cây) 20-30 ngày 1.2kg/200l phun 2-3 lần, cách 7-10 ngày và phun cả ngay sau thu hoạch cho các cây quá sung: (Gần thu và sau thu hoạch lá xanh sậm., mướt, nhiều- lá dày tròn), đây là biện pháp dinh dưỡng hiệu quả nhất: giúp tích luỹ dinh dưỡng, tăng năng suất và tăng sức đề kháng, không gây tác hại cho cây.
Cây sung nên phun Kali Bo Đậm Đặc HITECH: phun 1.5-2.5kg/200l hai lần ngay sau thu hoạch cách 7-10 ngày/lần. Cây bình thường nên giảm lượng còn 1.5-2kg/200l, tập trung phun trước thu hoạch 30 ngày.
Không rải và tưới các loại phân chứa nhiều P lân, đạm N (lân Super, chuyên dùng mùa khô cà phê,SA, Urea) trước và ngay sau thu hoạch, khống chế không cho cây phát đọt trong giai đoạn trước –sau thu hoạch.C/N: thấp cây dễ ra đọt, rất khó lầm trái.
Vùng đất ít nắng, ẩm độ cao: phải Làm cho đất xốp, thoát bốc nước nhanh, không để tiêu hấp thu nhiều nước vào gần cuối mùa nắng. Tăng mạnh lượng và số lần phun Kali Bo Đậm đặc HTech cả trước và ngay sau thu hoạch, tập trung phun phần chứa nhiều lá- đọt non (giúp chuyển hoá chất nuôi đọt thành chất nuôi mầm hoa).
Phát quang, không để cây che rập tiêu, không để quá nhiều bóng râm vào cuối mùa nắng và đầu mùa mưa trước khi làm trái:, để giúp vườn tiêu tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, (tăng quang hợp, để tăng tỉ lệ C/N).
Giảm tưới: vào cuối mùa nắng (vùng khô hạn, nhiệt độ cao, nắng nhiều), chỉ tưới 30% lượng nước bình thường, không tưới nhiều các cây quá sung (sau tưới cây vẫn còn biểu hiện thiếu nước), Không để quá khô cây bị kiệt sức, bị sốc dễ nhiễm bệnh và chết.
– Nên kết hợp 04 biện pháp trên cùng một lúc hiệu quả đạt rất cao.
– Biện pháp tốn nhiều công sức, chưa được áp dụng nhiều: trước kích ra hoa-làm trái 20-30 ngày, Phát rong bớt cành ác 10-20% mắt ngoài cùng có nhiều lá non để giảm ưu thế ngọn, giảm chuyển hoá nước- dinh dưỡng nuôi đọt về phân hoá mầm hoa và nuôi hoa;
– Biện pháp không khuyến khích áp dụng (không nên làm): gần cuối mùa khô đào xới làm đứt, giảm bớt các rễ non, để giảm chuyển hoá nước- dinh dưỡng cho đọt. Sau đó 20-30 ngày rải phun phân, kích ra hoa lại. Biện pháp này làm rễ tiêu tổn thương, mầm bệnh dễ xâm nhập qua rễ, tốn thời gian để phục hồi rễ, nếu đất chai, ngộ độc rễ sẽ bị hư không phục hồi được tiêu dễ nhiễm bệnh chết nhanh,
– Biện pháp tăng nhiệt độ rễ kết hợp siết nước (không tưới) giúp cây phân hoá mầm hoa nhanh: trước kích làm hoa đậy bạt (PE- nylon trắng) 10-15 ngày liên tục sau đó dở bạt áp dụng ngay các biện pháp kích ra hoa như hướng dẫn bên dưới. Giải pháp này chỉ áp dụng cho vùng có mưa liên tục, ẩm độ đất cao, đất ướt, không có mùa khô, cây sung sức.
– Biện pháp không nên áp dụng: cuối mùa nắng trước khi kích làm hoa 20-25 ngày phun chất kích thích Pachlbutazol, Ethephon (Ethylen) để cây ngừng sinh trưởng (ngừng hấp thu nước, dưỡng chất) gây rụng lá suy cây, khó phục hồi, cây dễ chết – mất tính đề kháng khi nhiễm bệnh.
– Cảnh báo:
-
Không lạm dụng các biện pháp trên, ép tiêu ra nhiều trái: có thể bị rụng hoặc làm cây kiệt sức, giảm khả năng chống chịu, dễ nhiễm bệnh, tiêu rất dễ chết.
-
Không nên áp dụng các bện pháp mạnh trên choTiêu sau thu hoạch có biểu hiện suy kiệt- xuống sức: lá rụng, trơ cành, hơi bị héo, rễ hư.