Chat hỗ trợ
Chat ngay
Uncategorized

CÁCH SỬ DỤNG THUỐC GỐC ĐỒNG ĐỂ PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI CHO CÂY TRỒNG

Posted On Tháng Chín 26, 2017 at 4:03 chiều by / Chức năng bình luận bị tắt ở CÁCH SỬ DỤNG THUỐC GỐC ĐỒNG ĐỂ PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI CHO CÂY TRỒNG

Mục Lục Bài Viết >>>

Ở nước ta, thuốc trừ bệnh gốc đồng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, thuốc có tác dụng tốt trong phòng trừ bệnh hại góp phần nâng cao năng suất cây trồng. thuốc trừ bệnh gốc đồng gồm 4 nhóm chính: Copper Oxychloride, Copper Hydroxide, Copper sulfate và Copper citrate. Đây là các nhóm thuốc bảo vệ thực vật được đăng ký sử dụng trên nhiều loại cây trồng.

Theo danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam năm 2015, thuốc trừ bệnh gốc đồnghiện có 27 công ty đăng ký 44 loại thuốc thương phẩm để phòng trừ sâu hại trên các loại cây trồng như lúa, cà phê, hồ tiêu, cà chua, khoai tây, bắp cải… trong đó có 27 thuốc thương phẩm đơn chất (Champion 770 WP, Map – Jaho 77 WP, COC 85 WP, Heroga 6.4SL Vidoc 30 WP, Cuproxat 345 SC, Super cook 85WP…) và 18 thuốc thương phẩm của 16 dạng hỗn hợp giữa với các hoạt chất khác (Kasuran 47 WP, Vroxyl 58 WP, Zincopper 50 WP, Cuprimicin 500 81 WP…).

1. Cơ chế tác động của thuốc hoạt chất gốc đồng

Thuốc bảo vệ thực vật hoạt chất gốc đồng là các loại hợp chất vô cơ, có tác động tiếp xúc,  phổ tác dụng  rộng, hầu hết các chế phẩm đều ít tan trong nước, khi tác dụng lên đồng ruộng, dưới tác dụng của CO2­­ trong không khí, axit hữu cơ do nấm bệnh và cây trồng tiết ra, các hợp chất này từ từ tan ra giải phóng ion Cu +, ion Cu + sẽ tác động lên bào tử nấm bệnh. Ion này làm kết tủa hoặc biến tính các protein làm bất hoạt các enzim (đặc biệt là enzim cần có nhóm sulfhydryl để hoạt động rất nhạy cảm với ion Cu +).

2. Ưu, nhược điểm của thuốc hoạt chất gốc đồng

* Ưu điểm

– Thuốc thuộc nhóm này ít hoà tan trong nước nên không dễ bị rửa trôi do mưa, ít độc với động vật máu nóng, không ảnh hưởng xấu đến cây trồng, không tích lũy trong đất.

– Độ độc cấp tính thấp, phổ tác dụng rộng nên phòng trừ có hiệu quả được nhiều loại bệnh trên nhiều loại cây trồng như rỉ sắt, nấm hồng, tảo đỏ/cà phê, mốc sương/cà chua, khoai tây, thối nhũn/bắp cải, bạc lá/lúa. Ngoài tác dụng trừ nấm và vi khuẩn còn có hiệu lực cao trên rêu, tảo và là thuốc gây ngán ăn cho côn trùng.

* Nhược điểm

– Khả năng hỗn hợp thấp: Thuốc nhóm Copper Oxychloride (Super cook 85WP) không hỗn hợp được với nhóm thuốc có tính axít hoặc kiềm; thuốc nhóm Copper citrate (Heroga 6.4SL) không hỗn hợp được với các nhóm thuốc vi sinh.

– Thời gian cách ly tương đối dài: 7 ngày

3. Một số sản phẩm hoạt chất gốc đồng sử dụng phổ biến tại Lâm Đồng

– Trên cây lúa:

Có 17 loại thuốc thương phẩm hoạt chất gốc đồng đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam hiện hành để phòng trừ bệnh như bạc lá, lem lép hạt, đạo ôn, trong đó tại Lâm Đồng có 8 sản phẩm được sử dụng phổ biến gồm Ải vân 6.4 SL, Heroga 6.4 SL, Dupont TMKocide 53.8 WG, Funguran – OH 50 WP, Dosay 45 WP, Newkasuran 16.6 WP, Cuproxat 345 SC, Cuprimicin 500 81 WP

– Trên cây cà phê:

Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành có 9 loại thuốc thương phẩm hoạt chất hoạt chất gốc đồng đăng ký phòng trừ bệnh hại như nấm hồng, tảo đỏ, thán thư, rỉ sắt, thối rễ cà phê, trong đó tại Lâm Đồng có 8 sản phẩm được sử dụng phổ biến gồm  Super cook 85WP, Champion 57.6 DP,  Dupont TM Kocide 53.8 WG, Funguran – OH 50 WP, Map – jaho 77 WP, COC 85 WP, PN – Coppercide 50 WP, Newkasuran 16.6 WP, Cuproxat 345 SC.

– Trên cây cà chua:

Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành có 10 loại thuốc thương phẩm hoạt chất gốc đồng đăng ký phòng trừ bệnh hại, trong đó tại Lâm Đồng có 7 sản phẩm được sử dụng phổ biến gồm Champion 57.6 DP, Dupont TM Kocide 53.8 WG, COC 85 WP, PN – Coppercide 50 WP, Supercook 85 WP, Vidoc 80 WP, Viroxyl 58 WP, Zincopper 50 WP, Cuprimicin 500 81 WP.

Ngoài các cây trồng trên, hoạt chất gốc đồng còn đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam để phòng trừ nhiều loại bệnh hại trên cây khoai tây, bắp cải, hồ tiêu, cây có múi…

4. Một số lưu ý khi sử dụng hoạt chất gốc đồng để phòng trừ sâu hại trên các loại cây trồng

– Không hỗn hợp các loại thuốc thuộc nhóm Copper Oxychloride với các nhóm thuốc có tính a xít hoặc kiềm

– Không hỗn hợp các loại thuốc thuộc nhóm Copper citrate với các nhóm thuốc vi sinh.

– Không nên phối hợp thuốc trừ bệnh gốc đồng với phân bón qua lá hoặc chất điều hòa sinh trưởng

– Chỉ nên phối hợp thuốc gốc đồng với các nhóm thuốc có cách tác dụng khác ngoài nhóm có tác dụng tiếp xúc để nâng cao hiệu quả phòng trừ.

– Khi sử dụng thuốc có hoạt chất gốc đồng để phòng trừ dịch hại trên các loại cây trồng cần tuân theo nguyên tắc 4 đúng và đảm bảo thời gian cách ly theo đúng khuyến cáo trên nhãn.

Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033