CƠ SỞ SINH LÝ CỦA VIỆC BÓN PHÂN CHO CÂY TRỒNG – Thuốc trừ sâu sinh học,thuốc trừ nấm,thuốc trừ rầy,thuốc diệt chuột
cơ chế sinh lý hấp thụ phân
Bài Viết Chọn Lọc

CƠ SỞ SINH LÝ CỦA VIỆC BÓN PHÂN CHO CÂY TRỒNG

Posted On September 29, 2017 at 6:06 am by / Comments Off on CƠ SỞ SINH LÝ CỦA VIỆC BÓN PHÂN CHO CÂY TRỒNG

1. Bù đắp lại phần dinh dưỡng đã mất theo thu hoạch

Dinh dưỡng có trong đất được cây trồng sử dụng, một phần được trả lại khi lá cành rụng xuống. Đối với các cây trồng nông sản, sản phẩm thu hoạch đã lấy đi phần lớn dinh dưỡng có trong đất. Tùy thuộc vào từng loại cây mà mức độ dinh dưỡng bị mất đi cũng khác nhau: đối với cây rau và cây lấy củ dinh dưỡng mất đi nhiều hơn so với các dòng cây lấy hạt.

Để ngăn chặn sự nghèo kiệt của đất và để có thu hoạch cao cần phải bón phân. phương pháp bón phân dựa trên quy luật tối thiểu ở trong đất. Có nghĩa các dòng phân bón bổ sung dinh dưỡng trong đất giúp từng thành phần dinh dưỡng trong đất luôn lớn hơn mức tối thiểu. Thành phần dinh dưỡng trong đất lớn hơn mức tối thiểu giúp cây trồng có thu hoạch cao và ổn định mà không làm giảm độ phì trong đất, Thông thường sử dụng các dòng phân NPK với nền sinh hóa kết hợp hệ thống canh tác tiên tiến.



2. Dựa trên đặc điểm sinh học của cây trồng

Mỗi giống cây ở từng giai đoạn sinh trưởng phát triển nhu cầu về dinh dưỡng là không giống nhau. Phụ thuộc vào 3 yếu tố

Đặc điểm di truyền

Đặc điểm di truyền quyết định đặc điể trao đổi chất theo mức đọ phát triển của từng cơ quan, trong từng giai đoạn phát triển của các cá thể. Cây trồng lấy lá cần nhiều nguyên tố vi lượng B, Zn… Cây trồng lấy củ cần nhiều Kali và lân. Họ nhà đậu thường cần photpho hơn nito. Các loài rau ăn lá nói chung cần nhiều đạm, tuy nhiên khả năng hấp thu của các laoif là khác nhau phụ thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các thể.

Theo đặc tính của các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây

Vào từng giai đoạn khác nhau nhu cầu về dinh dưỡng (Liều lượng và thành phần tỷ lệ giữa các yếu tố dinh dưỡng) là khác nhau. Cây ngô nếu thiếu photpho trong 15 ngày đầu tiên không có khả năng ra hoa đậu trái. Thông thường cây con cũng cần một lượng tương đối photpho trong pha sinh trưởng. Trước thời ky ra hoa đậu trái nhu cầu về dinh dưỡng của cây trồng luôn ở mức cao do nhu cầu tăng sinh về thể tích và sinh khối nên cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.

Theo (Hirano, 1987) bón phân cho lua lúc trỗ chứa nhiều nito giúp cây tăng khả năng ra bông hạt lúa ít bị lép. Đối với các dòng cây lấy củ như khoai lang, khoai tây… thời gian đầu nên bón nhiều đạm để bộ lá phát triển. Thời kỳ tạo củ tăng lượng Kali giảm lượng Nito. Đối với ngô bón nito tốt nhất từ 6 lá trở đi, giai đoạn đầu nên sư dụng nhiều lân. tạo hạt nhiều nitơ và kali.

Theo đặc điểm đất đai

Mỗi loại đất khác nhau có đặc điểm thổ nhưỡng khác nhau, nên hàm lượng dinh dưỡng trong đất cũng khác nhau. Tất cả đều ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cây. Để đạt năng xuất cao chúng ta cần phân tích hàm lượng dinh dưỡng tích lũy trong cây trông tương ứng, xác định hệ số sử dụng phân bón.

Theo đào thế tuấn (1969) để cây trồng đạt năng xuất 5-6 tấn lúa trên 1 ha cần 120 Kg nito: 60 Kg Lân : 60 Kg Kali

Nhìn chung:

Việc bón phân hợp lý phải dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của từng loại cây vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển giúp đảm bảo việc hấp thu tốt nhất mang lại hiệu quả cao nhất. Trong việc bón phân yếu tố nhiệt độ và độ ẩm giữ vai trò chủ đạo quyết định hiệu quả.

Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033