KỸ THUẬT BÓN PHÂN CÂY LẠC (CÂY ĐẬU PHỘNG) – Thuốc trừ sâu sinh học,thuốc trừ nấm,thuốc trừ rầy,thuốc diệt chuột
dau-phong-1
Bài Viết Chọn Lọc

KỸ THUẬT BÓN PHÂN CÂY LẠC (CÂY ĐẬU PHỘNG)

Posted On October 23, 2017 at 2:35 am by / Comments Off on KỸ THUẬT BÓN PHÂN CÂY LẠC (CÂY ĐẬU PHỘNG)

Bón phân cho cây lạc (đậu phộng) là yếu tố kỹ thuật quan trọng để cây lạc cho năng suất cao. Để bón phân cho lạc, cần xác định thời kỳ bón thích hợp, lượng phân, dạng phân bón và cân đối các yếu tố dinh dưỡng để tạo điều kiện tốt nhất cho cây lạc hấp thu dinh dưỡng, sinh trưởng và phát triển, cho năng suất cao. Phân chuồng là yếu tố kỹ thuật không thể thiếu để có được năng suất trong trồng lạc.

Lượng dinh dưỡng nguyên chất bón cho 1 ha lạc dao động: 25-40 kg N, 50-80 kg P2O5, 60-90 kg K2O.

Ngoài ra cây lạc (đậu phộng) rất cần lân và vôi nhằm giúp cho nốt sần cố định đạm phát triển.

Quy trình bón phân cho cây lạc (đậu phộng)

* Lượng phân bón

Loại phân

kg/Sào 360m2

kg/Sào 500m2 (kg)

kg/1ha

Phân chuồng ủ mục

       144  

       180  

       200  

       250  

    4.000  

    5.000  

Lân Supe

         18  

         20  

         25  

         28  

       500  

       550  

Kali clorua

           5  

           5  

           7  

           8  

       145  

       150  

Đạm urê

           4  

           4  

           5  

           6  

       100  

       120  

Vôi bột

         14  

         18  

         20  

         25  

       400  

       500  

* Bón vôi:

Canxi là chất dinh dưỡng cần chú ý trước tiên khi trồng đậu phộng. Thiếu canxi hạt lép nhiều, trái bị thối đen cuống, thân mầm bị xám đen. Bón vôi thành 2 lần:

+ Lần đầu bón ½ lượng vôi trước khi bừa phẳng ruộng.

+ Lần hai bón ½ lượng vôi khi lạc đã ra hoa xong.

* Bón lót:

Toàn bộ phân chuồng + KCl + ½ Super Lân + 1/3 Urea + Thuốc trừ mối, kiến + dế.

* Bón thúc:

+ Lần 1: 10-15 ngày sau khi gieo (2-3 lá kép) bón 1/3 Urea.

+ Lần 2: 25-30 ngày sau khi gieo (cây có 2-3 lá kép) bón 1/3 Urea + ½ Super Lân. Có thể sử dụng phân bón lá kết hợp với các lần phun thuốc trừ sâu.

Bón lót cho đậu phộng; trộn phân bón thúc cho đậu phộng

Bón lót cho đậu phộng; trộn phân bón thúc cho đậu phộng

* Đối với lạc che phủ nilon:

Sau khi lên luống tiến hành rạch 2 hàng dọc theo luống cách mép luống 30cm, rạch sâu 10cm. Bón lót toàn bộ lượng phân trên (bón dồn lượng bón lót và bón thúc 1 lần) và san phẳng mặt luống. Riêng vôi bột chia thành 2 lần bón, lần thứ nhất bón 50% khi bừa phẳng, lần thứ hai bón 50% lượng còn lại khi cây lạc tắt hoa, có thể bón trực tiếp vào gốc hoặc rắc lên cây.

 Trồng lạc bằng phương pháp che phủ nilon

* Những lưu ý khi bón phân cho cây lạc:

Bón phân đạm cho lạc đòi hỏi hết sức thận trọng. Nếu bón không đúng kỹ thuật, đôi khi dẫn đến giảm năng suất do hiện tượng lạc lốp đổ. Chỉ bón thêm đạm cho cây lạc trong những trường hợp sau:

– Lượng phân chuồng bón lót không đủ, đất xấu, thiếu dinh dưỡng.

– Cây sinh trưởng kém, có biểu hiện thiếu đạm. Bộ rễ lạc tạo nốt sần kém, lượng đạm cố định do vi khuẩn cung cấp cho cây ít.

– Bón đạm vô cơ trên cơ sở bón lân, kali và bón vôi đầy đủ, tạo sự cân đối trong dinh dưỡng khoáng.

Nên ủ kali cùng phân chuồng để bón cho lạc. Nhiều nơi dùng tro bếp thay kali để bón cho lạc cũng rất tốt vì hàm lượng kali trong tro khá cao. Hiệu quả của kali đối với lạc thường thấp hơn lân, song việc bón kali cho lạc để có năng suất cao là điều cần thiết.

– Bón vôi cho lạc vừa nâng pH đất, cải tạo những vùng đất chua đồng thời cung cấp canxi cho cây. Bón vôi cho lạc đem lại hiệu quả tăng năng suất trên tất cả các loại đất.

Hiện nay việc sử dụng phân vi sinh cho lạc chưa nhiều vì bà con chưa quen dùng. Việc dùng phân vi sinh không những có tác dụng làm tăng hiệu quả sử dụng các loại phân vô cơ, tăng năng suất lạc, mà còn làm tăng cấu tượng đất, tăng hàm lượng các chất dễ tiêu, tạo điều kiện dinh dưỡng tốt cho cây trồng ở vụ kế tiếp.

Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033