Bài Viết Chọn Lọc
TẦM QUAN TRỌNG CỦA MANGAN ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG
Posted On
October 31, 2017
at 4:23 am
by lovetadmin / Comments Off on TẦM QUAN TRỌNG CỦA MANGAN ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG
Ký hiệu: Mn
Cây trồng hút mangan ở dạng ion mangan hóa trị 2 Mn2+ và dưới dạng các phức hợp hữu cơ có chứa mangan.
Cây không sử dụng mangan hóa trị bốn Mn4+.
* Tác động của Mangan đến quá trình sinh lý sinh hóa của cây trồng:
Mangan ảnh hưởng đến các quá trình sinh lý sinh hóa của cây trồng sau đây:
+ Quá trình dinh dưỡng khoáng (sự hút dinh dưỡng, sự cố định đạm, sự khử nitrat) quá trình hô hấp (sự oxy hóa, chu trình Krep), quá trình quang hợp (sự khử CO2), quá trình tổng hợp chất hữu cơ (tổn hợp gluxit, axit nucleic và các chất điều hòa sinh trưởng), quá trình vận chuyển, sự thoát hơi nước và sự chuyển hóa gluxit, sự sinh trưởng và phát triển (nảy mầm, tạo thân và ra hoa kết quả) sự chống chịu hạn của cây.
+ Mn ảnh hưởng đến sự tổng hợp nhiều loại chất như đường bột, hợp chất có đạm, các axit hữu cơ, sắc tố, vitamin, auxin và các men. Mn có vai trò rất quan trọng trong sự hình thành diệp lục và xúc tiến sự hoạt động của nhiều loại men.
Người ta nhận xét thấy nhiều trường hợp mangan rất điển hình: trên đất trồng rau tưới bằng cống rãnh, trên các ruộng trồng cây hòa thảo được bón nhiều vôi. Hiện tượng thiếu mangan ít khi biểu hiện ở đất chua và trồng lúa yếm khí mà thường biểu hiện ở đất kiềm, đất chua sau khi bón vôi, đất khoáng khí và đất giàu hữu cơ.
Trên các loại đất này ion Mn ở dạng hóa trị 3 và hóa trị 4 khó hòa tan hoặc kết hợp với các chất hữu cơ tạo thành hợp chất khó hòa tan. Trong điều kiện kiềm, Mn sau khi hút được còn có thể chuyển sang dạng oxy hóa và kết đọng trong các mạch dẫn.
* Biểu hiện của cây trồng thiếu Mangan
Thiếu Mangan: lá mất màu xanh, gân chính và gân phụ màu xanh đậm tạo thành các dạng ô vuông.
Triệu chứng thiếu Magan trên cây trồng
Cũng vì mangan rất ít di động, nên hiện tượng thiếu mangan thường có biểu hiện trước tiên ở các lá non. Ở cây lá rộng, bản lá vàng còn có các gân lá vẫn giữ màu xanh. Ở cây hòa thảo hiện tượng này cũng xuất hiện nhưng không rõ ràng.
Triệu chứng thiếu Magan trên Lúa và mía
Cũng cần lưu ý rằng nhu cầu của cây trồng về mangan không có và hiện tượng độc do thừa mangan thường xuất hiện phổ biến hơn sự thiếu mangan. Hiện tượng này thường xuất hiện ở các vùng đất phèn và đi đôi với độc sắt, đất chua trũng yếm khí.
Bầu bí có triệu chứng ngộ độc mangan, các tổn thương tạo thành giữa các gân lá liên kết tạo thành từng đám và chuyển dần sang màu nâu.
Nguyên nhân:
Nhiễm độc Mangan là do mức độ pH của đất dưới 5,6. Ở pH bình thường mangan bị các hạt keo đất giữ lại, khi mưa xuống pH hạ xuống thấp, Magan sẽ di động được cây hấp thụ vào tế bào với nồng độ rất cao. Hàm lượng mangan từ 800-900 ppm trở lên trong mô lá thường là độc hại. Thiệt hại do nhiễm độc mangan có thể rất nặng và kéo dài cả tuần sau đó. Khắc phục bằng biện pháp bón vôi cho đất.
Sự thiếu hay thừa Mn làm giản lượng vitamin C trong cải bắp. Khi bón nhiều vôi hàm lượng mangan trong cỏ giảm làm cho gia súc ăn cỏ giảm khả năng động dục, tỉ lệ cừu có chửa giảm hẳn.
* Các loại nguyên liệu để sản xuất phân có mangan:
1. Mangan Sunfat (MnSO4.4H2O)
Dạng bột màu hồng nhạt
Tan tốt trong nước
Nhiệt độ sôi 700OC
Hàm lượng Mn: 24%; S: 14%
2. Mangan Clorua (MnCl2. 4H2O)
Dạng tinh thể màu hổng (ẩm)
Thành phần MnCl2: 63.59%
Hàm lượng H2O: 36.41
Hàm lượng Mn: 27.76%
Hàm lượng Cl: 35.83%
3. Phân Mangan Chelate (nEDTA-Mn-13)
Tên hóa học: Ethylenediaminetetraacetic acid, manganese disodium complex
Công thức hóa học: EDTA-MnNa2 (C10H12N2O8MnNa2)
Hình thức sản phẩm: Bột màu trắng
Hàm lượng Mn chelated: 13%
pH (ở nồng độ 1%: 6-7 6.15
4. Phân Mangan Chelate (nEDTA-Mn-6)
Tên hóa học:
Công thức hóa học: EDTA-MnK2
Hàm lượng Mn chelated: 6%
pH (ở nồng độ 1%): 6.0-8.0
Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033