Bài Viết Chọn Lọc
BIỆN PHÁP TRỊ BỆNH HÉO ĐỎ LÁ TRÊN CÂY DỨA (CÂY KHÓM)
Posted On
November 13, 2017
at 11:34 am
by lovetadmin / Comments Off on BIỆN PHÁP TRỊ BỆNH HÉO ĐỎ LÁ TRÊN CÂY DỨA (CÂY KHÓM)
1. Triệu chứng tác hại:
Bệnh xuất hiện đầu tiên ở tầng lá già (tầng lá A,B), sau đó chuyển dần vào tầng lá bên trong (tầng lá C,D) và cuối cùng là tầng lá non E và F.
Lá cây bị bệnh biểu hiện mất nước chuyển màu từ xanh sang xanh xỉn và sang màu vàng ánh đỏ, hoặc không có ánh đỏ, lá bị uốn cong về mặt dưới và hai bên mép, sau cùng lá bị khô chết. Rễ cây bị thoái hoá, số lượng rễ còn lại ít, nhất là rễ cấp 2, rễ cấp 3.
Theo Carter (1963) diễn biến triệu chứng của bệnh trải qua 4 giai đoạn:
– Giai đoạn 1: Trước hết là các lá già nhất đỏ dần lên, sau đó rìa lá cuốn lại phía mặt dưới và đầu lá cong xuống đất.
|
|
– Giai đoạn 2: Lá không còn độ trương, chuyển qua màu hồng vàng, các đầu lá bắt đầu nhuốm màu nâu và khô dần.
|
|
– Giai đoạn 3: Các lá trung gian, chủ yếu là lá D và lá E lần lượt cong xuống, mép lá vàng ra, phần lá còn lại chuyển qua màu hồng tía, đầu lá cuốn lại.
|
|
– Giai đoạn 4: Lá ở giữa nõn vẫn thẳng đứng nhưng kém trương, các đầu lá cuối cùng cũng cuốn lại và héo, màu sắc chung vẫn còn xanh nhưng có nhiều lốm đốm hồng.
|
|
Nếu cây dứa bị nhiễm bệnh ở giai đoạn cây ra hoa, cây vẫn ra hoa, kết quả nhưng quả nhỏ, khi chín quả chuyển màu không đều, màu vỏ quả và thịt quả có màu vàng lợt, trong thịt quả có nhiều chỗ xốp và nhiều vân vệt màu trắng, ăn rất chua. Những chồi sinh ra trên các cây bị bệnh thường rất nhỏ, lá ngắn, chồi cuống quả nhỏ và rụng sớm.
Bệnh đã làm giảm từ 38-70% trọng lượng quả, giảm 20-25% hàm lượng nớc, giảm từ 45-50% hàm lượng đường và làm tăng độ acid lên gấp 2 lần so với quả không bị bệnh.
|
|
2. Nguyên nhân gây bệnh:
Bệnh héo vàng đỏ lá cây dứa do vi rut gây ra.
Kết quả thực hiện thử nghiệm mẫu dứa tại H. Phú Hòa – Phú Yên bằng phương pháp RT-PCR: Virut PMWWaV-1.
* Mối quan hệ giữa bệnh và rệp sáp:
Bệnh héo vàng đỏ lá dứa xuất hiện gây hại có liên quan chặt chẽ với mật độ rệp sáp hại dứa, những vườn dứa có mật độ rệp sáp hại cao có tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh cao.
Các kết quả nghiên cứu đều xác nhận rệp sáp Dysmicoccus brevipes Cockerell là môi giới truyền bệnh héo vàng đỏ lá dứa. Kết quả lây bệnh qua rệp sáp cho thấy với 10 rệp sáp nhiễm bệnh/cây, sau 3,5 đến 4 tháng cây bị lây bệnh có triệu chứng bệnh xuất hiện.
– Theo dõi sự nhiễm bệnh trên các giống dứa trồng ở nước ta hiện nay cho thấy giống dứa Na Hoa, giống dứa Queen Alexandria, Queen sugapare thuộc nhóm phụ Queen classis bị nhiễm bệnh nặng nhất, tiếp đến là các giống Cayene trong nhóm Cayene, giống dứa Phú Thọ thuộc nhóm phụ Queen Natal ít bị nhiễm bệnh nhất.
4. Biện pháp phòng trừ:
– Sau mỗi chu kỳ trồng dứa cần phải tiêu huỷ hết tàn dư cây dứa cũ trước khi trồng dứa trở lại.
– Chọn các giống dứa và chồi giống dứa ở các khu vực không bị bệnh để trồng.
– Tạo vành đai ngăn chặn kiến tha rệp sáp vào vườn dứa và diệt rệp sáp môi giới truyền bệnh trên vườn dứa.
– Trước khi trồng nên xử lý cây giống bằng cách nhúng gốc vào dung dịch thuốc Actara + Aliette trong 10-15 phút để trị nấm bệnh và rệp sáp.
– Vệ sinh vườn, tiêu hủy các cây có đặc điểm nhận biết nghi ngờ bị nhiễm bệnh.
– Sau mỗi chu kỳ cây dứa nên luân canh với cây trồng khác.
– Tích cực phòng trừ rệp sáp để tránh lây lan bệnh.
– Nếu có điều kiện, chồi giống trước khi trồng có thể xử lý trong hơi nóng hay nước nóng 60oC trong thời gian 30 phút sẽ có tác dụng làm mất hoạt tính của vi rút gây bệnh.
Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033