BỆNH ĐỐM LÁ TRÊN CÂY CÀ CHUA – SEPTORIA LEAF SPOT – Thuốc trừ sâu sinh học,thuốc trừ nấm,thuốc trừ rầy,thuốc diệt chuột
Septoria_Leaf_Spot_of_Tomato2241
Bài Viết Chọn Lọc

BỆNH ĐỐM LÁ TRÊN CÂY CÀ CHUA – SEPTORIA LEAF SPOT

Posted On November 20, 2017 at 12:51 pm by / Comments Off on BỆNH ĐỐM LÁ TRÊN CÂY CÀ CHUA – SEPTORIA LEAF SPOT

Bệnh Đốm lá cà chua gây ra bởi nấm Septoria lycopersici là một trong những bệnh phổ biến nhất xảy ra trên lá cà chua. Trong các điều kiện thích hợp bệnh có thể gây tác hại nặng làm mất mùa hoàn toàn.

Mặc dù bệnh không trực tiếp lây nhiễm trên quả cà chua, nhưng do sự gây hư hại bộ lá làm lá vàng và rụng dẫn đến sự kém phát triển của quả.

septoria-leaf-spot11   leaf-spot-leaf-small

Triệu chứng

Bệnh có thể xâm nhiễm trong giai đoạn cây còn nhỏ. Bệnh Đốm lá Septoria chủ yếu gây hại lá, và có thể lây nhiễm lên thân, vết bệnh ban đầu là những chấm đen lấm tấm trên bề mặt lá như đầu kim nên nông dân thường gọi là bệnh châm kim, vết bệnh sũng nước có đường kính từ 1-3 mm về sau phát triển thành các đốm tròn với đường viền đen và ở trung tâm có màu xám.

Vết bệnh có thể phát triển lên đến 5-6 mm,Bệnh xảy ra trước tiên ở các lá thấp phía dưới, lá bị lây nhiệm nặng trở nên vàng, cong rồi đổi sang màu nâu sau đó bị rụng. Cây dễ nhiễm bệnh nhất ở giai đoạn đậu trái.

Điều kiện môi trường

Bệnh xâm nhiễm  trong mọi giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây, và thường gây hại nhiều nhất trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, bệnh thường xảy ra sau 1 thời gian mưa liên tục nhiều ngày. Trong giai đoạn sinh trưởng khi tán lá cây có độ che phủ lớn, làm hạn chế sự chuyển động không khí trong tán tạo nên 1 tiểu khí hậu có ẩm độ cao, thì diễn tiến của bệnh phát triển rất nhanh, do vậy cần theo dõi thường xuyên đồng ruộng trong những ngày mưa nhiều để có những biện pháp kịp thời.

Kiểm soát

  1. Sử dụng hạt giống sạch bệnh.

  2. Tỉa bỏ các lá bệnh, đốt bỏ xác lá cây bệnh và tiêu hủy tàn dư cây trồng sau mỗi vụ mùa. Nấm có thể sống trong tàn dư cây trồng trong 3-4 năm.

  3. Thưc hiện chế độ luân canh.

  4. Trồng cây đúng mật độ, tạo khoảng cách cho cây có độ thông thoáng.

  5. Tránh tưới nước lên lá, nên dùng hệ thống tưới nhỏ giọt, dùng bạt phủ nông nghiệp để che phủ đất có thể hạn chế được bệnh.

  6. Bón phân đầy đủ và cân đối giúp cây sinh trưởng khỏe.

  7. Các loại thuốc sau có thể dùng để kiểm soát được bệnh:

  • Hoạt chất Chlorothalonil : Daconil 75WP

  • Hoạt chất Azoxystrobin như Overamis 300SC.

  • Thuốc Mighty 560SC phối trộn của 2 hoạt chất trên ( Azoxystrobin 60g/l + Chlorothalonil 500g/l)

  • Hoạt chất Mancozeb như Dithane 80WP, Penncozeb 75DF, Manzate 75DF…

  • Các thuốc có gốc đồng như Kocide, Champion, Cuproxat…

  • Hỗn hợp của Chlorothalonil và Carbendazim cũng đem lại hiệu quả rất cao.

Nên phun sau khi mưa và phun lặp lại sau 5-7 ngày.

Chú ý : Khi sử dụng thuốc luôn luôn làm theo chỉ dẩn trên nhãn.

Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033