Phân kẽm thông minh.. – Thuốc trừ sâu sinh học,thuốc trừ nấm,thuốc trừ rầy,thuốc diệt chuột
nh-bi-du-tru140818634
Cây Rau Màu

Phân kẽm thông minh..

Posted On September 11, 2016 at 2:35 pm by / 30 Comments

Kẽm bón dưới dạng của hợp chất hữu cơ thì cây dễ sử dụng hơn là bón ở dạng muối. Vì vậy, người ta phải tạo kẽm ở dạng Chelate….. 

Thuật ngữ “thông minh” ngày nay là thuật ngữ của thời đại. Ví dụ, điện thoại thông minh, vi tính thông minh, máy ảnh thông minh, thang máy thông minh, nồi cơm điện thông minh, vòi nước thông minh, rồi sản xuất lúa thông minh… Và bây giờ là… phân bón thông minh. Phân bón là một mặt hàng thiết yếu cho một nền sản xuất nông nghiệp bền vững đang được hàng tỷ người trên trái đất đòi hỏi. Câu hỏi chung cho các nhà khoa học nông nghiệp là làm sao để nâng cao được tối đa hiệu quả sử dụng của phân bón, đó là bón ít mà năng suất vẫn cao, chất lượng nông sản tốt, đồng thời không gây ô nhiễm cho môi trường sinh thái. Đã mấy thập kỷ qua, nhiều phát minh về phân bón có chứa chất kìm hãm hoạt tính của men như men urease để làm chậm quá trình phóng thích đạm amôn vào không khí hay chất kìm hãm đạm nitrat để làm chậm quá trình chuyển hóa chất N thành dạng N20 và N2, cũng như chế phẩm bảo vệ chất P làm cho P dễ tiêu lưu lại trong môi trường đất ở vùng rễ cây lâu hơn.   Đồng thời các nhà khoa học cũng đã tìm ra được các loại polymer thích hợp để bọc hạt phân lại cho phân nhả chậm theo ý muốn phù hợp với nhu cầu từng loại cây, từng lại đất. Những phát minh này đang được thị trường sản xuất nông nghiệp trên thế giới đón nhận. Vậy phân kẽm thông minh là gì? Ta đã biết cây cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu để có năng suất cao, chất lượng tốt. Kẽm cũng là một vi lượng thiết yếu, nhưng thường dễ bị thiếu, một phần do cây sử dụng nhiều, phần khác do dễ bị rửa trôi và ngay khi bón các chất khác thiếu cân đối cũng làm kẽm trở nên khó tiêu nên phát sinh hiện tượng thiếu kẽm. Tuy nhiên, kẽm bón dưới dạng của hợp chất hữu cơ thì cây dễ sử dụng hơn là bón ở dạng muối. Vì vậy, người ta phải tạo kẽm ở dạng Chelate. Chất để tạo chelate truyền thống là sử dụng EDTA. Nhưng trong trường hợp này tác giả sử dụng chế phẩm khác thay cho chất này, đó là axit photphorit. Khi sử dụng phương pháp này thì kẽm sẽ gắn với hợp chất chứa P, được nung ở nhiệt độ cao, làm cho kẽm và P được kích hoạt thành hợp chất có hoạt tính sinh học cao. Vì vậy, khi bón vào đất, rễ cây tiết ra sản phẩm có chứa chất axit yếu thì hợp chất chứa kẽm được trao đổi vào cây cùng với P làm cho bộ rễ cây khỏe lên, lại hút được nhiều chất dinh dưỡng khác nên cây càng khỏe, dẫn đến năng suất sinh vật và năng suất kinh tế cao. Dưới đây xin được dẫn ra một số kết quả phân kẽm thông minh đã được thí ngiệm ở một số cây lúa và rau ở Việt Nam đã được xác nhận để tham khảo. 1/ Thí nghiệm cho cây lúa vụ mùa 2013 (cấy 1/7/2013) ở Vĩnh Phúc: Trên nền phân đối chứng có bổ sung 2,5; 3; 3,5 và 4kg kẽm thông minh/ha thì năng suất tăng so với đối chứng tương ứng là 342; 685; 846 và 1.028kg thóc/ha. Công thức bón bổ sung 4kg kẽm/ha cho năng suất tăng lên cao nhất (1.028 kg/ha). Từ đó lợi nhuận (trừ tiền phân kẽm thông minh 100.000 đồng/kg và công bón) thu được cũng tăng lên theo lượng kẽm bón tăng lên là 2,1; 4,5; 5,6 và 6,8 triệu đồng/ha tương ứng. 2/ Thí nghiệm với lúa vụ hè thu năm 2013 tại An Giang. Cũng bón bổ sung phân kẽm trên nền phân đối chứng giống như đã thực hiện ở Vĩnh Phúc (2,5; 3; 3,5 và 4 kg/ha) thì năng suất lúa thu được cũng cao hơn đối chứng lần lượt là 492; 648; 858 và 1.018 kg/ha, tăng tương ứng là: 5,9; 8,6; 10,3 và 12,2% so vơi đối chứng. Tiền lời thu được cũng cao hơn đối chứng tương ứng là: 2,6; 3,1; 4,2 và 5,0 triệu đồng/ha. 3/ Thí nghiệm trên cây rau ăn lá, vụ hè thu, gieo 8/7/2013: Cả 2 loại rau cải ngọt và rau dền. Liều lượng bón bổ sung kẽm thông minh cũng tương tự như sử dụng với cây lúa, kết quả: 3.1/ Trên rau dền: Trọng lượng tươi thu được cao hơn đối chứng tương ứng là: 1.680; 2.080; 2.630 và 3.000 kg/ha, tăng tương ứng 8,7; 10,1; 12,8 và 14,6% (trong thời gian 44 ngày). Lợi nhuận thuần thu được cũng cao hơn đối chứng tương ứng là: 6,5; 8,0; 10,2 và 11,6 triệu đồng/ha. 3.2/ Trên cây cải ngọt: Kết quả thu được cũng cho thấy trọng lượng rau tăng theo nền phân kẽm thông minh bón bổ sung, chiều hướng giống như đã thu nhận được trên cây rau dền (trong vòng 44 ngày): Năng suất cải ngọt tăng tương ứng so với đối chứng là: 2.730; 2.900; 3.570 và 4.430 kg/ha hay tăng 12,4; 13,2; 16,2 và 20,1% tương ứng. Lợi nhuận thu được do phân kẽm thông minh mang lại là:13,4; 14,2; 17,5 và 21,7 triệu đồng/ha. So với rau dền thì cải ngọt có hiệu quả cao hơn. Hiệu quả của phân kẽm thông minh là như vậy đấy!

GS MAI VĂN QUYỀN

30 thoughts on “Phân kẽm thông minh..

Leave a Reply

Your email address will not be published.