TỔNG HỢP BỆNH TRÊN CÂY HOA HỒNG – BỆNH SÙI CÀNH – BỆNH MỤN NÓN – Thuốc trừ sâu sinh học,thuốc trừ nấm,thuốc trừ rầy,thuốc diệt chuột
crown-gall
Bài Viết Chọn Lọc

TỔNG HỢP BỆNH TRÊN CÂY HOA HỒNG – BỆNH SÙI CÀNH – BỆNH MỤN NÓN

Posted On September 2, 2017 at 4:20 am by / Comments Off on TỔNG HỢP BỆNH TRÊN CÂY HOA HỒNG – BỆNH SÙI CÀNH – BỆNH MỤN NÓN

Bệnh sùi cành hoa hồng có tên tiếng anh là Crown Gall, đây là loại bệnh rất phổ biến. Lần đầu tiên phát hiện bệnh là ở Châu Âu vào năm 1853, bên cạnh việc tấn công hoa hồng leo thì nó tấn công một số loại cây khác như táo, nho, mâm xôi, cúc, cà chua, hướng dương…

Triệu chứng:

– Xuất hiện những khối u có kích thước không đồng đều nhau xuất hiện trên thân và rễ có kích thước từ 0.25 cm đến 30cm.

21

benh-xui-canh2-601x400

– Các vết sần mới tròn, thô xù, có màu nhạt, có thể mịn và hơi xốp.

3

– Những vết sần cũ trở nên cứng và khô, thường có màu tối, xuất hiện vết nứt.

4

5

– Các vết sần có thể được tìm thấy trên thân chính, nơi tiếp xúc giữa thân và mặt đất.

6

– Vết sần có thể hình thành trên rễ của hoa hồng.

78

– Có thể hình thành một dọc các vết sần nối tiếp nhau như hình dạng của từng quả núi trên dọc thân cây.

9

Nguyên nhân gây ra bệnh sùi cành hoa hồng

Bệnh sùi cành hoa hồng do một loại vi khuẩn có tên là Agrobacterium tumefaciens gây ra, chúng hoạt động mạnh nhất vào mùa hè, tấn công vào cây hồng qua những vết thương do tự nhiên hoặc do tỉa cành, do côn trùng làm hở hay do vết ghép, giâm cành, tổn thương rễ do đào hoặc những tổn thương cơ thể khác.

bacteries2

Các bộ phận tổn thương sẽ giải phóng hóa chất mà vi khuẩn cảm nhận và di chuyển về. Các tế bào mới bị tổn thương vẫn dễ bị nhiễm vi khuẩn trong vài ngày trong mùa trồng trọt đến vài tháng nếu cây chết.

Cơ chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh sùi cành hoa hồng

Khi các vi khuẩn xâm nhập vào cây qua vết thương, chúng khiến cho cây hồng tạo ra một số lượng lớn các lượng hoocmon thực vật bất thường, dẫn tới sự hình thành vết sần hay khối u.

Cụ thể hơn, các tế bào bị bệnh phân chia không kiểm soát và phát triển đến kích cỡ bất thường lớn. Các vết sần có thể đủ lớn để được phát hiện 2 – 4 tuần sau khi nhiễm trùng.

qui-trinh-gay-benh-sui-canh-tren-hoa-hong-leo

Sau thời gian những vết sần này có thể được phân rã, các vi khuẩn này sẽ trở về đất, chúng sẽ phát tán theo nước hoặc bám trên dụng cụ làm vườn. Vi khuẩn này có thể tồn tại trong đất qua rất nhiều năm.

Bệnh sùi cành hoa hồng có gây hại gì trên cây trồng?

Sự phát triển của các u sần cản trở hoặc làm gián đoạn dòng chất dinh dưỡng và nước vận chuyển từ rễ nuôi cây làm giảm khả năng sinh trưởng và phát triển của cây. Nếu vết sần quá lớn cây có thể chết do thiếu chết dinh dưỡng.

Điều trị bệnh sùi cành trên hoa hồng

Tùy theo mức độ mà có cách xử lý kịp thời nhằm giảm tối đa khả năng cây hồng bị chết do thiếu chất dinh dưỡng.

Hướng điều trị bệnh sùi cành hoa hồng:

– Thay toàn bộ đất trồng bằng đất mới hoặc tái xử lý đất cũ bằng chế phẩm vi sinh nhằm tiêu diệt những mầm bệnh vi khuẩn còn lẩn trốn trong đất.

– Khi tỉa cành nên xử lý dụng cụ trước khi thực hiện.

– Sau khi tỉa cành có thể dùng keo liền da cây để thoa lên vết thương hở tránh sự xâm nhập của vi khuẩn gây ra bệnh sùi cành hoa hồng.

– Dùng thuốc kháng nấm và vi khuẩn để phun lên cây nhằm tiêu diệt sự lây lan của bệnh. 

– Sau khi cây dứt bệnh hẳn (khoảng 5 – 7 ngày sau khi bạn thấy cây không còn triệu chứng như trên), bạn nên cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân vi sinh + trichoderma kết hợp phun phân bón lá hữu cơ trên tán lá nhằm giúp cây mau hồi phục và phát triển.

Mời các bạn xem thêm bài viết: PHÁT ĐỒ SỬ DỤNG THUỐC BVTV – BỆNH SÙI CÀNH CHO CÂY HOA HỒNG để có thêm phương pháp trị bệnh sùi cành cho cây hoa hồng.

Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033