QUẢN LÝ DỊCH MUỖI HÀNH (SÂU NĂN) TRƯỚC KHI XUỐNG GIỐNG VỤ HÈ THU
HomeTra Cứu Bệnh CâyQUẢN LÝ DỊCH MUỖI HÀNH (SÂU NĂN) TRƯỚC KHI XUỐNG GIỐNG VỤ HÈ THU
Tra Cứu Bệnh Cây
QUẢN LÝ DỊCH MUỖI HÀNH (SÂU NĂN) TRƯỚC KHI XUỐNG GIỐNG VỤ HÈ THU
Posted On
Tháng Chín 14, 2017
at 6:28 chiều
by lovetadmin / Chức năng bình luận bị tắt ở QUẢN LÝ DỊCH MUỖI HÀNH (SÂU NĂN) TRƯỚC KHI XUỐNG GIỐNG VỤ HÈ THU
Diện tích muỗi hành gia tăng gây lo lắng cho bà con khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Theo số liệu của Cục BVTV vụ ĐX 2017, sâu năn (muỗi hành) có diện tích nhiễm 37.385 ha (tăng 34.154 ha so với CKNT), trong đó thiệt hại nặng 12.857 ha, tập trung chủ yếu tại: Kiên Giang, Long An, An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long và Đồng Tháp.
Muỗi hành có tên khoa học là Orselia oryzae, gây hại ở nhiều nước trồng lúa châu Á. Thất thoát năng suất do muỗi hành có thể lên đến 50%.
Cách gây hại và triệu chứng:
Muỗi hành chỉ gây hại từ giai đoạn mạ đến cuối đẻ nhánh, trước khi có đòng. Muỗi hành di chuyển lên phần giữa của bẹ và thân, rồi xâm nhập vào đỉnh sinh trưởng, cắn phá gây hại và thải ra chất độc có trong nước miếng làm gốc bẹ lúa phồng to, bên trong rỗng, sau đó đọt lúa phát triển bất thường thành ống như lá hành có màu trắng nhạt, rộng khoảng 1 cm, dài 10 – 30 cm, đầu ống hành được bịt kín do mô lá tạo thành, tép lúa bị hại không cho bông (gié).
Đặc tính sinh học:
– Trứng: Thon dài, mới đẻ có màu trắng, trước khi nở có màu vàng. Sâu non và nhộng sống và gây hại trong ống hành.
– Trưởng thành: Muỗi hoạt động (giao phối, đẻ trứng) mạnh về đêm, sức bay yếu nên tầm gây hại hạn chế trong khu vực giới hạn, bị dẫn dụ bởi ánh sáng.
Biện pháp canh tác:
– Cày ải, phơi đất ngay sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân tối thiểu là 15 ngày. Tuân thủ lịch thời vụ của cơ quan chuyên môn để bảo đảm an toàn về mặt dịch hại cũng như năng suất lúa.
– Vệ sinh đồng ruộng, diệt sạch cỏ dại, cỏ bờ. Không sạ cấy dầy, bón đầy đủ, cân đối NPK, không bón thừa đạm giai đoạn đẻ nhánh. Bảo vệ thiên địch (ong ký sinh), không phun thuốc trừ sâu sớm.
– Thăm đồng thường xuyên, nếu có muỗi hành, có thể tháo nước phơi ruộng để hạn chế lây lan.
Biện pháp sử dụng thuốc BVTV:
Trong điều kiện thời tiết và canh tác thuận lợi cho muỗi phát sinh gây hại, nếu muỗi xuất hiện gây hại nhiều, cần phải can thiệp bằng thuốc hóa học.
Theo kinh nghiệm phòng trị muỗi hành của bà con nông dân tại ĐBSCL: thời điểm 3 – 4 ngày sau khi thành trùng muỗi hành xuất hiện với mật số nhiều thì tiến hành phun Thuốc trừ sâu Altach 5EC (30ml/ bình 16 lít, phun 2 bình/1.000m2) để diệt ấu trùng (lăng quăng – bọ gậy) sống trong nước.
Tuy nhiên khi sử dụng các thuốc hóa học để phun trừ sẽ ảnh hưởng mạnh đến thiên địch, có nguy cơ gây hiện tượng bộc phát các dịch hại quan trọng trên lúa như sâu cuốn lá, rầy nâu…
Mọi thắc mắc về sản phẩm vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn phí: 1800 577 768
Theo kinh nghiệm thực tế của nhiều bà con nông dân như: Phan Văn Đạt (Đồng Tháp – 0944101239); Nguyễn Văn Dũng (Đồng Tháp – 01206951765); Nguyễn Thanh Tuấn (Long An – 0974687119); Phan Thị Xuân Lệ (Long An – 0988844272), để phòng trừ muỗi hành đạt hiệu quả cao, ít ảnh hưởng đến thiên địch, nhưng chi phí thấp (khỏi tốn công phun xịt): cần sử dụng Thuốc trừ sâu Wellof 3GR trộn với phân để rãi 2 lần: lần 1: trộn phân bón thúc đợt 2 (từ 15-18 nss); lần 2: trộn phân bón thúc đợt 3 (đón đòng) với liều dùng: 1,5 Kg/1.000 m2.
Ngoài ra, Thuốc trừ sâu Wellof 3GR cũng có khả năng phòng trừ các đối tượng sâu rầy khác trong giai đoạn lúa đẻ nhánh và làm đòng, giúp tiết kiệm chi phí, không cần phải sử dụng thêm các loại thuốc khác.